Tĩnh Nguyện Hằng Ngày 6/10 CHÚA GIÊ-XU LÀ MỌI SỰ


0
Categories : Devotions
https://static.oneway.vn/600x600/radio/2018/10/oneway.vn-tinh-nguyen-hang-ngay-410-18-2.jpg

Đối với con người, thần thánh là khái niệm hết sức xa vời, lớn lao và vĩ đại mà con người không thể với tới. Nhưng Đức Chúa Trời đã chạm đến chúng ta trong khoảng cách gần gũi nhất qua Chúa Giê-xu – con yêu dấu của Ngài. 

Chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình, là Đấng sinh ra trước tất cả mọi loài thọ tạo. Vì trong Ngài mọi vật trên trời, dưới đất, vật thấy được hoặc vật không thấy được đều được tạo dựng. Hoặc ngôi vua hoặc quyền thống trị, hoặc các lãnh tụ hoặc giới cầm quyền đều được tạo dựng bởi Ngài và vì Ngài. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật được giữ vững trong Ngài”. Cô-lô-se 1:15-17

Loài người sẽ chẳng thể thấu được quyền năng của Đức Chúa Trời nếu không nhìn thấy phép lạ hóa bánh, quở sóng biển yên lặng, chữa lành người mù, kêu người chết sống lại… từ Đức Chúa Giê-xu bằng xương bằng thịt. Thật vậy, Ngài là mọi sự giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. 

Một vài năm trước, Gwen và tôi tham gia nhóm nhỏ trong một lễ kỷ niệm Chúa Giáng sinh. Chúng tôi đến một nhà hàng ở Chesapeake, Virginia vào một buổi tối lạnh lẽo của tháng 12. Khi bước vào sảnh chính, tôi đã ngửi thấy mùi rượu táo nóng. Khi thấy hai cái thùng chứa lớn bằng sứ, tôi tiến lại gần và khẳng định nó chính là mùi thơm không thể nhầm lẫn của rượu táo nóng, vậy mà không ai xếp hàng ở đây cả. Tôi nghĩ điều thông minh cần làm là lấy một cái tách và múc một ít rượu táo. Thế nhưng thứ tôi uống là một ngụm đầy nước hương liệu nhạt nhẽo. Tôi đã học được một bài học quan trọng. Đừng thử đồ giả mạo khi đồ thật có sẵn. 

Đó là điều sứ đồ Phao-lô đang nói với Hội thánh ở Cô-lô-se. Có một số giáo lý sai lầm hiện hành, những điều khiến Đấng Christ bị hạ thấp. Ông nhắc nhở họ trong lá thư rằng: “Chúa Giê-xu là mọi sự”.

 Cô-lô-se là một thành phố đa tôn giáo với nhiều quan điểm triết học và thế giới quan gây tranh cãi. Các giáo sư giả nói với những tín hữu rằng có một cách tốt để đến với Đức Chúa Trời hơn là qua Chúa Giê-xu. Phao-lô đáp trả bằng cách chỉ ra Chúa Giê-xu là ai và những gì Ngài đã làm cho chúng ta là những lẽ thật không thể thay đổi của Cơ Đốc giáo.

Đối với những người muốn biết thêm về Chúa Giê-xu, thì không có đoạn Kinh thánh nào mô tả tốt hơn đoạn Phao-lô đã nói với Hội thánh Cô-lô-se. “Chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình, là Đấng sinh ra trước tất cả mọi loài thọ tạo. Vì trong Ngài mọi vật trên trời, dưới đất, vật thấy được hoặc vật không thấy được đều được tạo dựng. Hoặc ngôi vua hoặc quyền thống trị, hoặc các lãnh tụ hoặc giới cầm quyền đều được tạo dựng bởi Ngài và vì Ngài. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật được giữ vững trong Ngài”. Cô-lô-se 1:15-17 

Tâm điểm lập luận của Phao-lô là Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời. “Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình.” (Cô-lô-se 1:15) Đó là một lẽ thật quan trọng. Có những quan điểm phổ biến khác nhau về Chúa trong nền văn hóa thời đó. Người Hy Lạp có ít nhất hai lối suy nghĩ về Đức Chúa Trời. Những người khắc kỷ – Stoic dạy rằng Đức Chúa Trời không có cảm giác và hoàn toàn không quan tâm đến chúng ta. Những người E-pi-cua thì tin rằng Đức Chúa Trời không quan tâm đến chúng ta bởi vì Ngài bận tâm với niềm vui riêng của mình. Người Do Thái, đã quen thuộc với Cựu Ước, biết Đức Chúa Trời là Đấng vô hình. 

Quan điểm của Cơ Đốc giáo về Đức Chúa Trời được định hình bởi những gì Phao-lô đã viết. Chúa Giê-xu là “hình ảnh” của Đức Chúa Trời. Khi những người Hy-lạp thực hiện một ký kết chính thức, nó sẽ bao gồm các đặc điểm chính và các dấu hiệu phân biệt của các bên ký kết hợp đồng. Mô tả chi tiết đó được gọi là “hình ảnh”.

Thế giới đang tìm kiếm để nhìn thấy Chúa và chúng ta là những người mang hình ảnh của Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta tự hỏi Chúa cảm thấy như thế nào về tội nhân, thì câu trả lời là cách Chúa Giê-xu đã tiếp cận họ. Nếu chúng ta nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời thực sự yêu thương chúng ta, thì chúng ta thấy Chúa Giê-xu đã chết trên thập tự giá.

Một mô tả nổi bật khác Phao-lô đã chỉ về Chúa Giê-xu: “muôn vật tồn tại trong Ngài”. Chỉ cần quan sát sơ qua cũng đủ để có thể nhận thấy rằng mọi thứ sẽ có xu hướng xấu đi nếu không được chú ý chăm sóc, như: xe cộ, nhà cửa, thậm chí là các mối quan hệ. Một trong những phép lạ mà Chúa Giê-xu mang đến cho chúng ta là sự sẵn lòng và khả năng của Ngài để giữ mọi thứ lại với nhau. Ngài không chỉ giữ vũ trụ với nhau, nhưng Ngài còn giữ chúng ta lại với nhau. 

Hôm nay cũng giống như ngày Phao-lô đã viết bức thư đó. Chúa Giê-xu đã trả giá để chúng ta có thể vui hưởng những lời hứa của Đức Chúa Trời. Tôi có thể biết Đức Chúa Trời như thế nào qua Chúa Giê-xu và tôi có thể tham dự vào phước lành của Đức Chúa Trời bởi Chúa Giê-xu, Đấng Cứu Rỗi của tôi, đã trả mọi sự thay tôi. Ngài giữ chúng ta lại với nhau, ngay cả khi thế giới dường như đang tan rã. 

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đến trong hình thể con người như chúng con, dùng phương thức giao tiếp như chúng con để cho chúng con nhìn thấy chính Đức Chúa Trời ở giữa loài người. Xin mở mắt để chúng con thấy chỉ duy Chúa Giê-xu là con đường dẫn chúng con đến với Đức Chúa Trời. Giữa những quan điểm mới, những học thuyết của đời, xin Chúa giữ tấm lòng của chúng con để mỗi một chúng con tìm thấy Chúa Giê-xu là mọi sự của mình mà không tẽ tách ra khỏi đường Ngài. Trong danh Chúa Giê-xu, A-men.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *